[NO1] Mực nhảy Vũng Áng Hà Tĩnh ngon nuốt lưỡi khó thể bỏ qua!

Mực nhảy hay có cái tên khác là "mực nháy" là một đặc sản của vùng đất Vũng Áng Hà Tĩnh. Tới Hà Tĩnh điều đáng tiếc nhất khi chưa được thưởng thức món mực nhảy trứ danh nơi đây. Hãy cùng GODVI tìm hiểu món ăn mực nhảy có gì mà đặc biệt mà nhiều người ưa chuộng đến thế!

Đặc điểm nhận dạng mực nhảy

Có lẽ cái tên nói lên tất cả, mực nhảy là những con mực còn sống khi bắt lên chế biến thành món ăn. Điều đặc biệt này tạo cho hương vị của món ăn thêm phần hấp dẫn. Những con mực khi bắt lên có màu nâu tím, phản quang lấp lánh, thân hình mực nhấp nháy. Đến với những bè nổi ở Vũng Áng chuyên kinh doanh mực nhảy, khách hàng sẽ tân mắt thấy khi vớt mực lên để chế biến thì mực vẫn còn sống, giãy đành đạch, mắt và các sao phát sáng trên thân mực vẫn nhấp nháy liên tục.

Mùa mực nhảy bắt đầu từ thời gian nào?

Mùa mực nhảy thường bắt đầu từ tháng 3 đến hết tháng 7 (âm lịch). Để có những mẻ mực tươi sống, người thợ câu phải đi câu trong đêm tại vùng biển, rồi thả vào khoang thuyền trữ nước biển và đưa về bán lại cho các chủ bè nổi kinh doanh hải sản.

Sau đó, mực được thả nuôi trong các lồng bè đặt ngay dưới các bè nổi. Điều đặc biệt, mặc dù được thả nuôi nhưng mực đây vẫn tươi sống và bơi lội tung tăng ở môi trường nước biển trong nhiều ngày liền.

Cách chế biến mực nhảy ngon "nuốt lưỡi"

Mực luộc cũng là cách ăn thông dụng nhưng không lạ miệng bằng ăn tái, du khách thích ăn con nào cầm râu con đó nhúng vào nồi nước đang sôi trong chốc lát rồi vớt ra thưởng thức. Ăn mực sống thì phải chọn con mực vừa mới câu lên khỏi mặt nước, bỏ hết nội tạng thái miếng vát chanh vào ướp một lúc. Sau đó gắp miếng mực tươi cong chấm vào chén mù tạt cay sực mùi hạt cải.

Mực hấp là món nhanh, ngon và hấp dẫn. Món mực nhảy hấp làm đơn giản, cần rửa sạch mực, lấy túi để nguyên con cho vào nồi, giã ít gừng tươi trộn đều, cho ít nước dừa hoặc bia, đậy kín nồi rồi nhóm lửa hấp đến khi nước sôi thì mực sẽ chín, có thể thêm hành lá sau đó vớt ra sắp đều trên đĩa và thưởng thức.

Ngoài ra còn có thể nhóm lửa bên bờ biển nướng, xào hay đem vào các quán bình dân đúc các loại bánh.....

Ăn loại mực này thực khách sẽ cảm nhận được độ tươi ngọt, thịt mực vừa giòn vừa dai nên người ăn có cảm giác sảng khoái, ăn no nê mà không ngán. Thông thường chỉ có những người đi câu mực ở gần bờ bằng thuyền thúng du khách mới có dịp thưởng thức món mực tươi ngon này vì tính kịp thời của nó.

Giá mực nhảy Vũng Áng

Theo các chủ nhà hàng “mực nhảy”, giá mực thường không cố định, bình thường từ 300 – 400 nghìn đồng/kg nhưng khi đắt khách, hàng hiếm có thể lên đến 700 – 800 nghìn đồng/kg.

Ngoài mực “nhảy” tại các bè nổi còn có các loại cá, cua, ghẹ…

Được biết, từ đầu năm đến nay, sản lượng đánh bắt thủy sản của bà con ngư dân Hà Tĩnh có chiều hướng tăng đều. Những loại hải sản có giá trị cao được thương lái mua tận nơi với giá cao. Thị trường hải sản sôi động trở lại sẽ thúc đẩy mùa du lịch sắp tới.

Dịch vụ câu mực nhảy tại Vũng Áng Hà Tĩnh

Dịch vụ câu mực nháy ở Vũng Áng nở rộ trong thời gian gần đây, dân biển trong vùng nhà nhà sắm thuyền câu mực. Thu nhập từ nghề câu mực nháy khó có nghề nào sánh bằng. Mỗi cân mực ướp đá đánh bắt xa bờ hiện có giá bán từ 70-80 ngàn đồng, trong khi mỗi cân mực nháy (khoảng 25 con) giá bán từ 350-500 ngàn đồng (theo thời giá năm 2019). Nếu gặp hôm thời tiết đẹp, mỗi thuyền câu 2 người câu được 2,5–3 kg mực nháy, gặp buổi xấu trời cũng được vài ba chục con, mỗi con 10 ngàn, đếm mực lấy tiền.

Người dân ở đây câu mực không cần lưỡi câu và con mồi giống như đi câu các loài hải sản khác. Bộ đồ câu mực đơn giản, gồm một khuôn ròng rọc bằng sợi dây cước dài chừng 20m, cứ 2,5m gắn một "con mồi", ngư dân thường gọi là thẻ câu. Thẻ làm bằng các mẩu vải xanh-đỏ-tím-vàng nhiều màu để dễ bắt ánh đèn, được kết thành hình con tôm hay con cào cào. Bị kích thích bởi chiếc thẻ câu lấp lánh sắc màu dưới ánh đèn măng- sông, mực sẽ bám vào, ôm chặt lấy thẻ câu như ôm một con mồi. Lúc đó, người đánh thẻ một tay giật thẻ, một tay cầm vợt sẵn sàng xúc những con mực theo mồi ngoi lên sát mặt nước thả vào chiếc lồng lúc nào cũng mở nắp sẵn sàng phía đuôi thuyền.

Ngoài ra, mực nhảy được thợ câu trong đêm, thả vào khoang thuyền trữ nước biển rồi đem về bán cho các chủ nhà hàng. Mực, được nuôi trong những chiếc lồng bằng lưới dưới lòng cảng. Thực khách vào xem còn thấy mực bơi lội tung tăng, nhảy nhót (vì vậy mới có tên là mực "nhảy"), có thể trực tiếp lựa chọn đưa cho đầu bếp chế biến. Sau khi vớt lên, mực sẽ được rửa sạch bằng nước ngọt. Đó cũng là lúc thân mực chuyển từ màu tím sang màu trắng. Sau đó, bỏ mực vào nồi luộc chừng 10 phút. Khi thân mực dần chuyển thành màu tím như ban đầu là lúc mực đã chín

Cảm ơn bạn đã ghé thăm GODVI ®: Review Ẩm Thực, Địa Danh, Văn Hóa, Con Người

Bài viết liên quan khác:

[KHÓ CƯỠNG] Bánh đa nem Hà Tĩnh (vỏ ram) phơi sương ăn là MÊ

Hành tăm Hà Tĩnh: Vừa là gia vị độc đáo và dược liệu chữa được bách bệnh!

Nhung Hươu Hương Sơn Hà Tĩnh có công dụng gì tốt cho sức khỏe con người

[TÌM HIỂU] Kẹo cu đơ Hà Tĩnh có ý nghĩa gì, làm như thế nào và mua ở đâu ngon nhất?

[ĐỘC ĐÁO] Bưởi Phúc Trạch đặc sản của Hương Sơn Hà Tĩnh ngọt đậm quyện chút chua thanh